Lượt xem: 730

Tỉnh Sóc Trăng có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng ngày 13/12, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2019-2022 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2023-2025. Dự hội nghị có đồng chí Vương Quốc Nam – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 


Quang cảnh hội nghị

    Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng hành tích cực từ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, Chương trình OCOP của tỉnh Sóc Trăng về cơ bản đã khẳng định được những hiệu quả tích cực trong việc lan tỏa thương hiệu riêng của từng địa phương, tăng cường sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường; đồng thời, giải quyết tốt bài toán việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn và nâng cao thu nhập cho nông hộ. Giai đoạn 2019-2022, toàn tỉnh đã phát triển được 189 sản phẩm OCOP, trong đó, có 01 sản phẩm đạt hạng 5 sao, 19 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 169 sản phẩm đạt hạng 3 sao, vượt 2,9 lần so với chỉ tiêu đề ra. Với kết quả này, Sóc Trăng là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau 3 năm triển khai Chương trình. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, nhiều chủ thể đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị phân phối, sàn giao dịch thương mại điện tử, qua đó doanh thu bình quân tăng trung bình từ 10 đến 40%.  Chương trình OCOP đã tạo nên sức bật mới trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, khơi dậy khả năng sáng tạo và tư duy làm kinh tế nông nghiệp của người dân trong việc khai thác tối đa giá trị gia tăng từ nhiều mặt hàng nông sản sẵn có tại địa phương.

    Tại hội nghị, rất nhiều ý kiến tham luận đã được trình bày nhằm đề xuất các giải pháp, những sáng kiến để thúc đẩy Chương trình OCOP tại tỉnh phát triển thực chất, hiệu quả hơn trong thời gian tới, hoàn thành mục tiêu Kế hoạch số 170 của UBND tỉnh là phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 200 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, phấn đấu có từ 6-7 sản phẩm đạt 5 sao.

    Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận sự đóng góp của lãnh đạo các sở, ngành, Hội đồng đánh giá xếp hạng và tổ chuyên viên giúp việc của Hội đồng cấp tỉnh, cấp huyện trong công tác triển khai chỉ đạo; đồng thời, đánh giá cao những nỗ lực của các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trong quá trình chuẩn hóa các sản phẩm đặc trưng tham gia Chương trình OCOP. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới, lãnh đạo các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các sở, ngành có liên quan để hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể chuẩn hóa thêm nhiều sản phẩm theo yêu cầu mà chương trình OCOP đặt ra; quan tâm, củng cố và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đã đạt đứng nhận, phát triển vùng nguyên liệu để đáp ứng tốt nhu cầu chế biến. Đồng thời nêu rõ quan điểm: sản phẩm OCOP không đòi hỏi sự cạnh tranh gắt gao với các sản phẩm công nghiệp, mà cần là những sản phẩm tiêu biểu mang tính đặc trưng vùng miền để mang đến một giá trị mới, hình thành phân khúc riêng cho thị trường hàng hóa ở nông thôn.

    Dịp này, Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP tỉnh Sóc Trăng cũng đã trao Giấy chứng nhận OCOP cho các chủ thể có sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng trong đợt 2 năm 2022. Theo đó, có 53 sản phẩm đã được công nhận (bao gồm sản phẩm tham gia đánh giá lại); trong đó, có 5 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 48 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 89
  • Hôm nay: 368
  • Trong tuần: 70,795
  • Tất cả: 11,802,802